ViệnVn - Blog lưu trữ tổng hợp

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Những cuộc lấn chiếm của Trung Quốc

Phương pháp tiếp cận láng giềng tốt bắt đầu thay đồi từ thập kỷ trước vì lãnh đạo Trung Quốc tin rằng cuối cùng thời cơ của Trung Quốc đã đến.


Theo cách Trung Quốc cướp lấy đất đai xuyên qua dãy Himalaya trong thập niên 1950 bằng việc phát động các cuộc xâm chiếm ngấm ngầm và bây giờ họ tiến hành những cuộc chiến lén lút không bắn một phát súng nào nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Hoa Đông và Biển Hoa Nam (Biển Đông Việt Nam), trên biên giới với Ấn Độ và trên các dòng sông quốc tế.

Mặc dù Trung Quốc từ một quốc gia nghèo trỗi dậy trở thành cường quốc kinh tế thế giới nhưng các yếu tố chính trong lãnh đạo quốc gia và học thuyết chiến lược vẫn không hề thay đổi.

Từ thời Mao Trạch Động Trung Quốc đã từng bám sát lời khuyên trong Binh pháp Tôn Tử “Không đánh mà thắng mới là cách tốt nhất.”

Phép dùng binh này liên quan đến việc đánh thắng kẻ địch bằng sự bất ngờ qua việc khai thác điểm yếu của kẻ thù và chớp lấy thời cơ cũng nhưqua việc ngụy trang công bằng thủ. Tôn Tử đã nói “Tất cả các cuộc chiến đều dựa trên sự lừa bịp”. Chỉ khi cuộc chiến lén lút không thể đạt được mục tiêu đề ra thì mới phát động cuộc chiến công khai.

Trung Quốc đã dàn dựng các cuộc chiến tranh quân sự công khai ngay cả khi đất nước họ còn nghèo và nội bộ còn bất ổn. Một báo cáo của Lầu Năm Góc đã nêu việc TQ tấn công phủ đầu vào các năm 1950, 1962, 1969 và 1979 như là những ví dụ về tấn công được ngụy trang bằng phòng thủ [bảo vệ]. Và cũng có thể kể thêm vào đó cuộc tấn công bằng vũ lực của Trung Quốc chiếm Quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Đá Gạc Ma (Johnson Reef) vào năm 1988, Đá Vành Khăn (Mischief Reef) vào năm 1995 và Bãi cạn Scarbourough vào năm ngoái (2012, ND).

Tuy nhiên, một thế hệ sau khi Đặng Tiểu Bình củng cố xong quyền lực, Trung Quốc chủ động đề cao mối quan hệ láng giềng tốt với các nước Châu Á nhằm tập trung phát triển kinh tế nhanh chóng. Chiến lược này cho phép Bắc Kinh tích lũy sức bật kinh tế và chiến lược trong khi cho phép các nước láng giềng thúc đẩy kinh tế mình lên bằng cách bám theo sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc.



Phương pháp tiếp cận láng giềng tốt bắt đầu thay đồi từ thập kỷ trước vì lãnh đạo Trung Quốc tin rằng cuối cùng thời cơ của Trung Quốc đã đến.

Một trong những tín hiệu đầu tiên là sự phục hồi yêu sách âm ỉ lâu dài đòi chủ quyền bang Arunachal Pradesh vùng Đông Bắc Ấn Độ hồi năm 2006. Bằng chứng tiếp theo là việc chuyển qua cách tiếp cận “phô trương cơ bắp”, với việc TQ sẵn sàng tấn công giành lãnh thổ với nhiều nước láng giềng và mở rộng “lợi ích cốt lõi”. Và năm ngoái (2012, ND), Trung Quốc chính thức đưa yêu sách đường lưỡi bò theo Công ước Liên hợp quốc về luật biển đòi chủ quyền hơn 80% Biển Đông.

Từ việc sử dụng sức mạnh thương mại để gây tổn thương đối phương tới khai thác tính độc quyền toàn cầu về sản xuất các nguồn tài nguyên sống còn như các khoáng sản dạng đất hiếm. Trung Quốc đã đóng vai trò mạnh mẽ hơn, làm tăng mối quan ngại ở Châu Á và ở phạm vi rộng lớn hơn. Thực tế, Trung Quốc càng mở cửa làm ăn kinh tế theo phương Tây thì tư tưởng chính trị càng Tầu hơn. Tầng lớp có quyền lực của Trung Quốc, bằng cách quay lưng lại với học thuyết Marxist được nhập khẩu từ Phương Tây, đang đưa chủ nghĩa quốc gia Trung Quốc vào trung tâm của tính chính đáng chính trị. Kết quả là sự quyết đoán mới của Trung Quốc trở nên ngày càng gắn bó với sự đổi mới quốc gia.

Trên bối cảnh này, việc Trung Quốc gia tăng sử dụng cuộc chiến lén lút nhằm đạt được các mục tiêu chính trị và quân sự đang trở thành một nguồn bất ổn chiến lược chính ở Châu Á. Các công cụ được tận dụng rất đa dạng từ việc tiến hành các cuộc chiến tranh kinh tế tới việc tạo ra tầng lớp chiến binh lén lút mới dưới vỏ bọc là các cơ quan bán quân sự như Cục An toàn Hàng hải (the Maritime Safety Administration), Cơ quan Kiểm ngư (the Fisheries Law Enforcement Command) và Cục Hải dương Quốc gia (the State Oceanic Administration).

Các cơ quan này với sự hỗ trợ của Hải quân Trung Quốc đang trong đội quân làm thay đổi hiện trạng theo hướng có lợi cho Trung Quốc ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) và Biển Hoa Đông. Trung quốc đã đạt được một số thành công rồi và các thành công đó khuyến khích họ theo đuổi sự quyết đoán đa phương chống lại nhiều nước láng giềng cùng một lúc.

Ví dụ sau cuộc dằng co nhiều tháng với Philippines, Trung Quốc đã kiểm soát thực tế Bãi Scarborough từ năm ngoái (2012, ND) bằng cách dàn đội tầu xung quanh bãi đó và từ chối không cho đối phương tiếp cận. Ngư dân Philippines không còn có thể vào khu vực đánh bắt cá truyền thống của mình được nữa.

Với các tàu Trung Quốc nằm bao vây, Philippines đã bị đối mặt chỉ với một lựa chọn chiến lược: hoặc chấp nhận thực tế do Trung Quốc áp đặt hoặc chấp nhận nguy cơ nổ ra chiến tranh.

Thậm chí khi Trung Quốc đã làm thay đổi hiện trạng trên thực tế trên hiện trường, Mỹ hầu như đã không trợ giúp gì cho đồng minh của mình là Philippines. Mỹ cứ giục hai bên kềm chế và cẩn trọng sau khi một tàu chiến của Philippines chuẩn bị tấn công vào các tàu của Trung Quốc gần bãi ngầm một năm trước, sự việc này thúc đẩy Trung Quốc tấn công Philippines trên lĩnh vực kinh tế.

Bắc Kinh đã tìm cách làm phá sản nhiều chủ vườn trồng chuối ở Philippines và tấn công vào ngành công nghiệp du lịch ở Philippines bằng cách hạn chế nhập khẩu chuối và ra khuyến cáo hạn chế du lịch tới Philippines. Bãi cạn này nằm cách xa lục địa Trung Quốc trên 800 km nhưng nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines theo Công ước luật biển.

Trong cuộc chiến lén lút của Trung Quốc nhằm tranh giành quyền quản lý mấy thập kỷ của Nhật Bản đối với Quần đảo Senkaku, Bắc Kinh đã giành được thành công trong bước đầu, làm cho cộng đồng quốc tế nhận biết về sự tồn tại của tranh chấp [ở đây]. Theo nghĩa đó, cuộc chiến tranh xói mòn mà Trung Quốc tiến hành chống Nhật Bản trên quần đảo Senkaku đã khuấy động lên hiện trạng tranh chấp.

Bằng cách điều các tầu tuần tiễu thường xuyên đến quấy nhiễu vùng nước xung quanh quần đảo vào mùa thu năm ngoái (2012), và bằng cách cố tinh vi phạm vùng không phận của quần đảo, Bắc Kinh đã phớt lờ nguy cơ một cuộc cuộc xô xát có thể diễn biến ngoài tầm kiểm soát kéo theo hậu quả thảm khốc. Quả thực Trung Quốc đã thực hiện hành động khiêu khích liều lĩnh vào đầu năm nay (2013) khi tầu Trung Quốc chĩa ra đa định vị mục tiêu tấn công vào một tầu Nhật Bản, một hành động tương tự với việc người bắn tỉa chỉnh chấm đỏ trong máy ngắm laser ngay vào trán của một mục tiệu chọn trước!

Cuộc chiến lén lút chống lại Nhật Bản cũng xuất hiện dưới dạng chiến tranh kinh tế, với việc Trung Quốc tẩy chay không chính thức hàng hóa của Nhật Bản dẫn đến sự giảm sút xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản tới Trung Quốc và sự suy giảm việc bán sản phẩm của Nhật sản xuất ở Trung Quốc.

Mỹ đã phản ứng gì đối với tất cả những điều này? Mỹ đã thúc giục cả đồng minh Nhật lẫn đối tác kinh tế Trung Quốc hãy làm dịu cuộc khủng hoảng chính trị đối với quần đảo không người ở này. Bộ trưởng quốc phòng Leon E. Panetta nói với các nhà báo trong chuyến viếng thăm Nhật Bản hồi tháng 9 năm 2012 rằng “Tôi quan ngại khi hai nước này dính vào các khiêu khích theo bất kỳ cách nàođối với quần đảo này và điều đó có thể làm tăng khả năng bên này hay bên kia suy xét nhầm lẫn có thể dẫn đến bạo lực và có thể tạo ra một cuộc xung đột vũ trang.”

Trung Quốc, ngoài việc muốn nắm quyền bá chủ đối với Biển Hoa Nam và đối với phần lớn Biển Hoa Đông, còn từng bước gia tăng áp lực chiến lược lên Ấn Độ theo nhiều phương diện, bao gồm cả việc gây ra tranh chấp lãnh thổ. Không giống như Nhật Bản, Philippines và một số nước Châu Á khác ngăn cách với Trung Quốc bởi đại dương, Ấn Độ có đường biên giới trên bộ còn tranh chấp với Trung Quốc dài nhất trên thế giới. Ví thế Ấn dễ bị sức ép quân sự trực tiếp của Trung Quốc hơn.

Bất động sản lớn nhất mà Trung Quốc đang tìm kiếm không phải ở Biển Hoa Nam hay Biển Hoa Đông mà thậm chí không phải là Đài Loan, mà là Ấn Độ, bang Arunachal Pradesh, lớn gấp ba Đài Loan và gấp đôi Thụy Sỹ. Sự căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng với cùng lý do giống như trường hợp ở Biển Hoa Nam và Biển Hoa Đông – thực hiện các động thái phá vỡ hiện trạng.

Mặc dù Chính phủ Ấn Độ chọn cách làm nhẹ bớt hành động của Trung Quốc để không khơi dậy sự gây hấn lớn hơn, những con số theo quan sát từ 2007 cho thấy rằng số các vụ tấn công lén lút của Trung Quốc vào lãnh thổ của Ấn Độ lại gia tăng vào năm ngoái. Với vùng biên cương Himalaya rộng lớn không cư trú được và do vậy khó tuần tra đầy đủ có hiệu quả, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần lẻn qua để châm chọc Ấn Độ đồng thời có thể để dịch chuyển đường biên giới về phía nam.

Trong trường hợp mới đây nhất, một trung đội lính Trung Quốc đã lẻn qua khỏi đường biên giới 10 km xâm nhập vào trong vùng đất tranh chấp ở khu vực Ladakh thuộc bang Kashmir vào một đêm tháng tư, và lập trại ở đó. Sự xâm nhập này đã châm ngòi một cuộc đối đầu quân sự nguy hiểm làm cho Ấn Độ phải gửi gấp quân đội tới khu vực đó.

Như trong trường hợp tranh chấp lãnh thổ trên bộ và trên biển, Trung Quốc tìm cách phá vỡ hiện trạng đối với các dòng sông quốc tế chảy tới các nước láng giềng. Cũng giống như Trung Quốc đã ngấm ngầm xâm nhập vào vùng đất tranh chấp trong quá khứ để thể hiện “việc đã rồi” (fait accompli), Trung Quốc đang tìm cách thay đổi dòng chảy các con sông chảy qua biên giới các nước bằng cách tiến hành các dự án xây dựng đập một cách lén lút.

Trung Quốc đánh giá cao việc khống chế dòng chảy các con sông xuyên qua biên giới các nước trong việc thu đạt đòn bẩy kinh tế chính trị lớn hơn đối với các nước láng giềng. Sức mạnh, quyền khống chế và đòn bẩy là các yếu tố trọng tâm trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Một khi các đập ngăn nước theo kế hoạch trên các con sông liên quốc gia mà hoàn thành thì Trung Quốc sẽ giành được đòn bẩy ngấm ngầm chống lại động thái của các nước láng giềng.

Theo ánh sáng này các mối quan hệ ngày càng ngang ngạnh của Trung Quốc với các nước láng giềng và Mỹ đặc trưng bởi sự giảm sút an ninh và sa sút chuẩn mực được tạo ra để đối mặt với những thách thức mới. Thuyết phục Trung Quốc chấp nhận hiện trạng [đúng với sự thực] trở thành điều mấu chốt cho hòa bình và ổn định ở Châu Á.

Tác giả: Brahma Chellaney. Người dịch: Nguyễn Đức Hùng. Hiệu đính:Phan Song
Brahma Chellaney nhà địa chiến lược, tác giả của “Asian Juggernaut” (Tên cuồng Châu Á) (HarperCollins) và “Biển, Hòa Bình và Chiến Tranh” (Rowman & Littlefield)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét